Header Ads

Tin Hot

Phong Thủy Âm Trạch Hưng Vượng

Phong Thủy Âm Trạch Hưng Vượng

Âm trạch là đất táng ông bà cha mẹ, mưu cầu cho con cháu về sau, vong linh yên ổn thì con cháu thành đạt. Người xưa xem âm trạch là gốc còn dương trạch là nhánh ngọn, nên chăm lo mộ phần rất chu đáo (họ có thuyết cho rằng trần sao âm vậy).

Nội Dung

Mộ Điạ Cát Huyệt tại Nghĩa trang

Mộ Phần và Cuộc Sống

Âm Trạch

Nhất Mộ Nhị Trạch

Âm Trạch và Sư Hưng Suy Của Con Cháu

Nguyên Tắc Cơ Bản Của Phong Thủy Âm Trạch

Một Số Kiêng Kỵ Trong Âm Trạch

Một Số Công việc Khi An Táng…

Mộ Địa Cát Huyệt tại nghĩa trang

Có thể căn cứ vào nguyên lý Phong Thủy, sơ bộ xác định vị trí đất Phong Thủy của Mộ tập thể tại nghĩa trang. Chú ý vấn đề Long Mạch, cần quan sát kỹ xung quanh khu vực mộ, chọn lựa tối chuẩn, sao cho tối đa tiếp thu được Long Khí Cát Huyệt. Bởi vì tại mộ tập thể có thể tiếp thu Long Khí yếu hay mạnh trực tiếp quan hệ con cháu bần tiện hay phú quý.

Cuối cùng đứng tại chỗ Huyệt Vị xem Minh Đường, đường thủy, Sa Hướng ….Xem có hợp Cục hay không, đó là bước quan trọng thứ nhất của một Mộ Địa Cát Huyệt tại nghĩa trang tập trung.

Ngoài ra còn cần tránh những nhân tố bất lợi sau:

1- Cần ấm áp (tức Tàng Phong Tụ Khí), đó là khi chọn mộ cần ở chỗ tránh gió thổi, cần cố gắng chọn

chỗ không có gió hoặc gió nhẹ.

2- Cố gắng tránh trước mặt mộ có cống nước chảy thẳng đến, rồi đi đó là Khiên Ngưu Thủy, chọn nó ắt phá tài tổn đinh.

3- Do mộ ở nghĩa trang là sắp xếp theo hàng bậc, từ cao xuống thấp, bởi vậy các mộ chôn về sau có nguy cơ bị giáp vào chỗ sườn đồi hoặc tường, dễ bị hiện tượng Lâm Đầu Thủy hoặc Xạ Thủy là tai họa, dễ vì thế mà đời sau bị tổn đinh, phá tài hoặc nhiễm bệnh chứng kỳ quái.

4- Quá gần cây to cũng không tốt, ngày nay có một số gia đình đem cây cối lớn như đào, mai tròng ngay cạnh mộ thậm chí trên nóc mộ, điều này rất nguy hiểm, rễ cây có thể bó chặt hoặc xuyên qua quan tài, dẫn đến hậu nhân bất an tâm mà gia cảnh lộn xộn.

5- Cần tránh các tuyến hoàng tuyền độ số, bởi thu phải Hoàng Thuyền Thủy là bại sản tổn nhân, quyết không thể dùng.

6- Tuyệt đối không dùng độ số Không Vong. Bởi các độ tuyến không vong dễ khiến đời sau thoái bại vì là tuyến vô Khí.

Tóm lại chọn lựa Huyệt Mộ tốt, cần dựa vào Lai Long cùng trước sau phải trái Sa Thủy, cần cố gắng tận dụng các vị trí lợi, kết hợp tiên mệnh, niên vận để lập chuẩn hướng tốt, như thế mới có hiệu ứng di truyền tốt cho con cháu đời sau.

Mộ Phần và Cuộc Sống 

Âm trạch là nơi mộ phần an táng người đã mất, từ xưa tới nay nó luôn được chúng ta coi trọng. Vào thời kỳ phong kiến, các tầng lớp thống trị trước kia càng đặc biệt coi trọng. Minh Thập Tam Lăng, Đền Vua Đinh Vua Lê, Hệ Thống Lăng Mộ Các Vua Nhà Nguyễn…..là các ví dụ điển hình.

Các danh nhân trong lịch sử cũng luôn gắn liền với các câu chuyện về Âm Trạch của gia tộc. Tất cả chúng ta nếu đã là người có chút nhận thức về cuộc sống, xã hội thì đều có thể nhận thấy tầm quan trọng của Phong Thủy Âm Trạch, nó quyết định cho con cháu đời sau vinh hoa phú quý, quan hệ tới vận mệnh của lớn bé trong toàn bộ gia đình. Vì thế một gia đình nếu đã có dự định chôn cất thì tất nên mời một Phong Thủy Sư chân chính tìm chọn đất Huyệt tốt.

Làm Thế Nào Để Biết Phong Thủy Mộ Tổ Đang Hưng Vượng Hay Phá Bại ?


Mộ tổ hưng bại thường thường hay thể hiện ngay trên mặt, tướng. Nếu người có ngũ nhạc cao, đó là mộ tổ đắc được Long Mạch Địa Thế tốt; Tứ thủy thanh tú, là do đắc được thủy pháp lợi.

Nếu khí tốt đầy mặt, đó là mộ Tổ đắc khí. Mặt mà khô héo, tất là mộ tổ phong thủy bị tiết thoát khí.

Người mà xương thô là do mộ tổ phong thủy lộ rõ.

Xương nhỏ là mộ Tổ ẩn tàng. Nếu xương thô lộ, mắt cũng to lộ, là mộ tổ lộ rõ hoặc chôn nơi núi đá lởm chởm.

Phàm sau khi táng mà sinh ra dị nam. Là do nhật nguyệt đều nhau. Long Hổ chầu về, núi phía sau cao vút, khí đẹp trước mặt, đó là Thần Quang, đó là Đất Linh đắc khí, người của đều vượng.

Sau khi chôn sinh con trai, mà khí trọc thần thô, thịt thô xương rắn , ngũ nhạc không ngay ngắn, tất là tứ thủy Thần lan tràn, như vậy không thế đạt Phong Thủy vậy. Nếu xương đầu cao đầy, gương mặt tròn đầy mà khí sắc khô héo, ánh mắt vô Thần, tất là phong thủy bị tiết thoát khí, chẳng bao lâu sẽ thua bại.

Giả như khuôn mặt đầy đặn trong sáng nếp mặt, mụn ruồi phá cung, tai mắt tiếng nói đứt đoạn , nhất định là thủy cảng, cầu đường xung phạm mộ phần lai Long.

Chân tay eo lưng tàn khuyết và ngu ngốc điên cuồng, lại có râu mọc hổn loạn như cỏ như lông tất là mộ tổ bị cây lớn xâm phạm. Thần sắc tiêu điều, thất thần vô khí, điên đảo thác loạn, đó là do mộ tổ phong thủy bị thương tổn, long mạch ứ khí .

Cải Tạo Mộ Như Thế Nào ?

Táng Kinh nói : Phàm mộ có 5 điều không tốt thì nên cải tạo nhanh. Đó là:

1. Trũng thấp vô cớ tự hãm, trũng mà cỏ cây khô héo , mộ vô cớ nứt nẻ, bát hương vô cớ vỡ hoặc nứt. Tất nên nhanh sửa mộ (Rất Không Tốt ) .

2. Trong nhà có nam nữ hay gây điều tiếng dâm loạn (Tức phạm Đào Hoa) .Tất nên nhanh sửa mộ (Rất Không Tốt ) .

3. Trai gái ngỗ nghịch hoặc con cháu phản loạn, ăn phải đồ độc , điên cuồng ( Phạm bệnh tinh thần ) , kiếp hại , hình trường . Tất nên nhanh sửa mộ ( Rất dữ ) .

4. Nhân khẩu bất an , sự nghiệp thất bại , gia sản hao hụt , quan tư không ngừng , Tất nên nhanh sửa mộ ( Rất dữ ) .

5. Mộ táng tại bát diệu sát , thủy khẩu chảy từ hoàng tuyền thủy ( Tạo thành ma quỷ ). Tất nên nhanh sửa mộ ( Rất dữ ) .

Như có 5 dấu hiệu đó tất nên nhanh sửa mộ .

Phàm Sửa Mộ Có 3 Điều Tốt Không Nên Sửa :

1.Mở mộ thấy rùa sống , rắn ở đó là nơi có sinh khí ( Đại cát lợi ) .

2.Trong đất có suối nước ấm áp , màu như sữa hoặc như sương mù ( Đại Cát Lợi ) .

3.Dây tơ hồng bám xung quanh quan tài là có sinh khí đại quý .

Có 3 điều đó là tốt . Nếu sửa tất phải tai họa từ tốt chuyển sang xấu .

Âm Trạch

Âm trạch là đất táng ông bà cha mẹ, mưu đồ cho con cháu về sau, vong linh yên ổn thì con cháu thành đạt. Người xưa xem âm trạch là gốc còn dương trạch là nhánh ngọn, nên chăm lo mộ phần rất chu đáo (họ có thuyết cho rằng trần sao âm vậy).

Nên việc đi tìm thế đất tốt để chôn người chết, chẳng khác người sống đi tìm đất cất nhà.Mọi người cũng xem hướng đặt mả, chọn ngày tháng năm mà xây mả (nếu người chết được tuổi, tức trong năm đó không kiêng kỵ về xây dựng, trong 49 ngày đầu tiên có thể lập mộ, còn sau đó phải xem ngày

tháng năm như người sống) bằng Tứ Kim Lâu, Lục Hoang Ốc, ngày, tháng Hoàng Đạo v.v… Thế đất tốt dùng cho âm trạch là nơi khô ráo, trong “Lã Giám – Tiết tang thiên” viết :

- Chôn cạn thì hay bị cầy cáo bới ăn xác, chôn sâu chạm nước mạch, do vậy phải chôn trên gò cao, để tránh nạn cầy cáo và nạn đầm nước, xác mau thối rửa là không thích hợp. Khi có tục chôn cất hình thành, người xưa (qua phát hiện các ngôi mộ cổ tại Hà Nam và Vân Nam bên Trung Quốc) thường chôn người chết quay mặt nhìn về hướng Nam hoặc chếch về hướng Tây. Tìm thấy ở Bán Pha, Tây An thời văn hóa Ngưỡng Thiều – nền văn hóa cổ đại ở lưu vực sông Hoàng Hà, thời đồ đá mới – có 250 ngôi mộ đều quay mặt về hướng Tây.

Tại Vân Nam, phát hiện 200 ngôi mộ thời Xuân Thu đầu quay về hướng Nam, chân xuôi hướng Bắc. Một phát hiện khác tại Hà Nam, có 114 ngôi mộ thời kỳ đồ đá đầu quay chệch về hướng Tây – Tây Nam).

Thời Minh – Tống bên Trung Quốc, người ta làm quan tài dầy 3 tấc để xác bị thối rửa lâu hơn, áo liệm đến 3 lớp đủ che đậy. Khi chôn phía dưới áo quan không có nước, phía trên không thông với mùi xú uế trên mặt đất.

Thuật phong thủy cho rằng, khi an táng đầu chếch về Tây hay Tây Nam, chôn sâu mà không đụng mạch nước ngầm là tốt. Còn khi cải táng cho một huyệt mộ vì một lý do nào đó, ngoài việc đi tìm đất táng, thân nhân cần có chút hiểu biết khi thực hiện phần công việc cải táng này.

Thông thường muốn cải táng cho một ngôi mả, ít nhất cũng sau ba năm kể từ ngày chôn cất, bởi khi ấy mùi tử khí không còn ảnh hưởng đến môi trường, và cũng là đạo lý trong tập quán của người Việt chúng ta.

Ngày xưa rất ít người chịu cải táng phần mộ của ông bà cha mẹ, vì sợ bị động vào long mạch, số người còn lại có những lý do khác nhau để cải táng :

- Khi cha mẹ chết lúc nhà còn nghèo nên không đủ tiền mua những cỗ áo quan tốt, nên đợi ba năm sau xin cải táng lại, kẻo áo quan cũ xấu hư nát có hại đến di hài, mất phần phúc đức, sợ tổ tiên quở trách.

- Nơi chôn cất có mối, kiến, sụp lở vì nước ngầm.

- Nhờ các thầy phong thủy xem lại thế đất, hay thấy phần mộ bị sụp lở hoặc cây cối đang trồng trên mả tự nhiên khô héo.

- Còn một lý do khác theo mê tín, trong nhà có kẻ dâm loạn hay điên khùng hoặc đau ốm liên miên, gia đình bị tai tiếng thị phi, kiện tụng thì cho là đất đang táng bị động.

- Hoặc có người cầu mong đường công danh phú quý cho gia đình, nhờ thầy địa lý tìm nơi cát địa mà cải táng lại mộ phần của thân nhân.

- Có người khi thấy phần mộ gia đình khác phù hộ làm ăn trở nên khấm khá, cho là đất nơi ấy kết phát; liền cải táng thân nhân về gần nơi có ngôi mộ kia để cầu được hưởng chút dư huệ.

- Và còn có những nguyên nhân khách quan khác, như phải chuyển nghĩa trang ra khỏi thành phố, khu đất được quy hoạch v.v… Về mặt chủ quan trong gia đình, khi đang cải táng gặp những điều sau đây thì không nên cải táng nữa :

- Một : Khi đào mả thấy trong huyệt có con rắn vàng đang sinh sống cho là điềm cát tường (Long xà khí vật).

- Hai : Khi mở nắp quan tài thấy có dây tơ hồng quấn quít thì cho rằng đất kết.

- Ba : Khi hơi đất chỗ quan tài ấm áp, không có nước, khô ráo hoặc có nước đọng như màu sữa là tốt. Khi gặp những điều trên đây phải đắp mả lại ngay.

Trước khi cải táng, gia đình tổ chức lễ cáo đường nơi thờ tự. Đến khi động đất cải táng, thêm một lễ xin thổ thần cho đem hài cốt người thân di dời nơi khác.

Khi thực hiện phần gom hài cốt, nhặt lấy xương xếp vào một tiểu sành rồi rẩy nước hoa vào, lúc hoàn tất phải hàn nắp cho kín không cho ánh sáng lọt vào. Sử dụng tiểu sành là đi gửi chùa, hay đem về nhà thờ. Nếu hài cốt đưa đi cải táng chôn nơi khác, thì dùng áo quan nhỏ, gắn hài cốt như hình người và tẩm liệm thật kỹ như lúc mới chết.

Người mới chết đắp mộ theo chiều dài thân, người cải táng đắp mộ theo hình tròn.

Quan tài cũ không dùng phải bỏ, một số người ở nông thôn thường lấy về làm chuồng nuôi súc vật cho không bị sâu chân.

Số khác lấy những mảnh gỗ làm bàn cầu cơ bói toán, hoặc bị đau nhức lấy đốt lên để dưới gầm giường cho cơn đau thuyên giảm.

Những nơi đất cao ráo, độ ẩm thấp, còn làm cho thân xác người chết ít bị thối rửa hơn những nơi ẩm thấp.

Nhất Mộ Nhị Trạch

Thế nào là Nhất Mộ Nhị Trạch ?

Lẽ ra phải nói Nhất Phúc,Nhị Trạch.Do vì chữ Phúc ý nghĩa trừu tượng,chữ Trạch ý nghĩa cụ thể,nên gọi Phúc thành Mộ.Mộ hàm nghĩa Phúc Đức là vậy.Câu chữ trọn vẹn là Nhất Mộ,Nhị

Trạch,Tam Mệnh.Ý rằng,số mệnh con người ta cát hung thế nào đều liên quan tới Phúc Đức và Điền Trạch.

Cũng vì một số người quan niệm và giảng giải chữ Mộ theo nghĩa nơi âm phần cụ thể chôn cất người quá cố,nên người ta ra sức đi tìm long mạch của đất,của núi,của rừng,của biển,của sông suối để an táng ông bà cha mẹ mình vào đó.Hy vọng và cầu mong đời con cháu phát vượng.Thực hư thế nào không biết,không dám lạm bàn.Chỉ xin bàn chữ Mộ theo nghĩa Phúc Đức.

Mộ là căn cứ để tìm về cội nguồn.tìm về cội nguồn để báo đáp ân nghĩa với cha mẹ,ông bà,tổ tiên,để học theo cách làm người của tiền nhân và để tu thân làm việc thiện,việc đức để phúc cho con cháu mai sau.

Có nghĩa là phong thuỷ không quan tâm đến Mộ phần?

Phong thuỷ cổ của Trung Hoa bàn đến phần mộ là chủ yếu.Phong thuỷ cổ Việt,bằng văn tự của Phong

Thuỷ Sư Tả Ao cũng chủ yếu bàn về phần mộ.Việc quan tâm đến an táng người chết ở vị trí cát lợi và cách an táng như thế nào để thụ hưởng cát lợi đó.

Ý nghĩa này vô cùng thâm sâu và mang nhiều màu sắc huyền bí,bản thân người soạn chép sách này không đủ kiến thức lý giải và thực hiện được những điều thâm sâu huyền bí đó.

Các thế hệ phong thuỷ hậu duệ và thời nay có khuynh hướng dụng phong thuỷ vào dương trạch,ý nghĩa và mục đích đó tích cực hơn.Tuy nhiên,mộ huyệt âm phần vẫn được dành vị trí quan tâm thích đáng,tuỳ hoàn cảnh và nhu cầu.

Quan tâm như thế nào?

Như ngôi nhà mình cư ngụ vậy.Âm phần khác gì dương trạch ? Một nhà mộ nguy nga tráng lệ,ngoại trừ qui mô kiến trúc và thẩm mỹ,đâu có khác gì nấm mồ nơi nghĩa trang,hay hũ cốt đặt ở chùa ? Mộ là nơi chôn cất phần xác người quá cố,còn hồn người quá cố đang ngụ trong tim người đang sống.Coi trọng phần hồn hay coi trọng phần xác ? Hỏi tự đã có lời đáp.

Loài người có nhiều cách táng,nào địa táng,nào thuỷ táng,nào sơn táng,nào mộc táng (Nam Mỹ),nào hoả táng và hiện nay mượn cái văn minh,cái giàu sang,người ta bắt đầu không gian táng.Thiếu gì những ngôi mộ hoành tráng,bí hiểm ngàn năm sau như mộ Tần Thuỷ Hoàng,mộ Tào Tháo,lăng tẩm Kim Tự Tháp,lăng tẩm Lênin.

Thiếu gì những tàn tro thân xác rắc lên trời chia đều cho sông núi,hoặc rải xuống sông cho mát mẻ linh hồn.Quan trọng không phải là thân xác về với cát bụi,sông nước ở đâu, quan trọng người chết còn gì trong lòng người sống.

Trong vòm sao Thái Tuế có sao Long Đức,bảo là cái đức của rồng.Rồng là một sinh ước trừu tượng bí ẩn sao bàn thành chân lý ?

Nên quan tâm:

+ Chớ để người thân của mình an nghỉ với nấm mồ vô chủ.Nên gắng tìm kiếm,qui tập về một nơi,để hương khói nhớ vọng cội nguồn.Trường hợp không tìm được mộ người thân,nên đặt bàn thờ (trong nhà) hay trong lòng mà tưởng nhớ và dịp tháng Bảy hàng năm nên làm việc phóng sinh (cá hoặc chim).Tục dân gian tháng Bảy hàng năm là tháng mở cửa Phúc cho tình âm dương gặp nhớ về nhau, phóng sinh hàm nghĩa người chết được siêu thoát,mát mẻ.

+ Nên qui tập mộ về các nghĩa trang,không nên táng người chết nơi quá biệt lập,long mạch linh thiêng đâu chả biết,chỉ biết nguy cơ mất mộ rất dễ xảy ra.Không nên ganh đua nhau xây mộ hoành tráng,to đẹp.Phúc đâu chưa thấy,chỉ thấy sự hợm hĩnh phô trương cho người đời ganh ghét,đố kỵ.

+ Mộ phần bất kể là lớn hay nhỏ,quan lại hay thường dân,quan trọng cần chỗ để tâm chăm sóc,khói nhang ấm tình,cây cỏ tươi xanh.Với mộ huyệt ở nơi xây kim tĩnh,việc khâm liệm kỹ lưỡng,giàu sang thế nào,tuỳ tâm.Với mộ huyệt phải cải táng theo hạn định (3 năm),thì nên khâm liệm kỹ lưỡng,vệ sinh,không nên gói bọc (trong ni lông) quá cẩn thận,bởi nhiều thân xác sau 3 năm chưa hoá hết,việc lóc thịt lấy cốt chỉ thêm đau lòng.

+ Hoả táng gửi hũ tro cốt vào tháp mộ hoặc chùa là giải pháp an táng tốt nhất (theo thiển ý cá nhân) trên mọi phương diện đất,môi trường,vệ sinh,chăm sóc,dịch chuyển và cả ý nghĩa cát tường trong quan niệm phong thuỷ.

+ Với các mộ phần lưu niên,không nhất thiết phải xây mộ huyệt lớn,điều kiện có thể, nên thay đất quanh mộ.Giải pháp này cũng như giải pháp thay đất của dương trạch. Đào bốn xung quanh mộ,phía sau,hai bên khoảng 54cm,phía trước mộ,tiền án,nên dài,rộng gấp đôi là 1,08m.Chiều sâu xung quanh tối thiểu là 54cm.Bỏ hết đất cũ thay bằng cát sạch.Đây là việc làm rất nên coi trọng bởi ý nghĩa tâm linh hay thực nghiệm đều mang lại lợi ích đáng kể.

+ Cây xương rồng (loại xương rồng dại,cây ông và cây bà) theo dân gian được coi là loại cây chống xung sát rất tốt,nên trồng hai cây phía trước mộ.

+ Và sau cùng,nên đặt một trang thờ ở nơi trang trọng nhất trong nhà,hoặc di ảnh người mất nơi làm việc,đầu giường ngủ hoặc nơi luôn nhắc mình tưởng nhớ,thậm chí để trong lòng.Góc thờ tôn kính đó giúp việc tu thân tích kết Long Đức,kết hợp với Thanh Long và Long Phượng của căn nhà cư ngụ mà tạo cát,tránh hung,mà hưởng phúc lộc thọ đời người.

Thanh long và long phượng là thế nào?

Như đã trình bày,Long Đức là đức của rồng,ý nghĩa rất trừu tượng,tàng ẩn ý nghĩa Thiên và Địa (trời đất),ý nghĩa cát hung của âm phần.Thanh Long và Long Đức hàm ý nghĩa cát hung cho dương trạch,trong đó yếu tố Nhân (con người) đóng vai trò quan trọng. Nhắc lại sau đây mang ý nghìa nhấn mạnh về 6 hành thuộc thổ liên quan đến việc xây dựng dương trạch:

1. Đại Trạch Thổ,cư ở cửa Khôn (Mùi,Khôn,Thân),là thổ dựng trạch.

2. Ốc Thượng Thổ,cư ở cửa Càn (Tuất,Càn,Hợi),là đất trên nóc nhà,hàm nghĩa bất kỳ không gian thổ nào,dựng được cái nóc che đều gọi là nhà.

3. Bích Thượng Thổ,cư ở cửa Khảm (Nhâm,Tý,Quý)là đất trên vách,tường nhà,hàm nghĩa nơi cư ngụ đã chia các không gian phòng ốc hoàn chỉnh.

4. Thành Đầu Thổ,cư ở cửa Cấn (Sửu,Cấn,Dần) là thổ đầu thành,là nhiều căn nhà hoàn chỉnh hợp lại thành xóm làng,thành khu dân cư,thành thị trấn,thành phố,kinh đô.

5. Sa Trung Thổ,cư ở cửa Tốn (Thìn,Tốn,Tỵ) là đất cát,đất vườn,đất bãi,đất ruộng,đất bên ngoài căn nhà cư ngụ.

6. Lộ Bàng Thổ,cư ở cửa Ly (Bính,Ngọ,Đinh) là đất đường,nối khu dân cư này với khu dân cư khác,cũng là đất ngoài căn nhà cư ngụ.

La bàn đặt nơi trung cung miếng đất xây dựng,cùng hướng với mặt tiền nhà,hay còn gọi là hướng lưng nhà để xác định phương vị hướng và Thanh Long,Bạch Hổ.Nếu đứng từ bên ngoài nhìn vào miếng đất xây dựng sẽ định vị sai lạc tứ tượng,nhất là Thanh Long (tả) và Bạch Hổ (hữu). Thanh Long là phía tả của dương trạch,nằm trong bộ tứ tượng (Tiền Tước,Hậu Vũ,Tả Thanh Long,Hữu Bạch Hổ),nôm na là mặt trước,mặt sau,mặt bên phải và mặt bên trái của căn nhà.Do đó,Thanh Long hàm nghĩa được,mất,cát,hung của bốn phía bên ngoài căn nhà (ngoại ốc),nói cách khác là môi trường xung quanh,là dòng khí vận động mang lại lợi ích nắng,mưa,nóng lạnh cho căn nhà cư ngụ. Long - Phượng tên đầy đủ là Long Trì và Phượng Các,là tên một cặp chim tình,chim vợ chổng huyền thoại,không rời xa nhau bao giờ,nếu chẳng may hoạ ách giáng xuống,chim trống chết thì chim mái cũng chết theo và ngược lại.Long Phượng hàm nghĩa vợ chỗng thuỷ chung,cũng hàm nghĩa con người thuỷ chung với đồ vật trong nhà và đồ vật mang lại sinh khí cho căn nhà cũng là để ngườicư ngụ thụ hưởng.Với ý nghĩa đó,Long Phượng hàm nghĩa xấu đẹp,lợi và bất lợi,gọi là cát hung của phòng ốc,của đồ đạc trong căn nhà cư ngụ (nội ốc).

Nghiên cứu,xem xét Thanh Long,Long Phượng là xem xét phần bên ngoài và bên trong của căn nhà cư ngụ sao cho tương thích với phong thuỷ truyền thống.Và thực ra,với khả năng”người trần,mắt thịt”khả năng tìm kiếm và chỉ ra huyệt mạch Long Đức là điều khó,nên chỉ có thể trình bày,trao đổi những kinh nghiệm đúc kết được,trong khuôn khổ nội ngoại thất dương trạch,để người đọc tham khảo và lựa chọn giải pháp lợi ích cho nơi cư ngụ của mình.Đó cũng là nội dung chính của tập biên soạn Phong Thuỷ Ứng Dụng này.

Âm Trạch và Sự Hưng Suy Của Con Cháu

Chết rồi mai táng, Chân Khí của người ta hội với Huyệt Khí tạo thành Sinh Khí, thông qua Âm Dương giao lưu hình thành đường lối, ảnh hưởng trong sâu thẳm, lảng vảng xung quanh vận khí của người thân.

Hai Khí Âm Dương sóng đôi, thở ra tạo thành gió, bay lên tạo thành mây, rơi xuống mà thành mưa móc, chảy trên mặt đất mà thành Sinh Khí. Sinh Khí đi trên mặt đất, khi sinh phát thì nuôi dưỡng vạn vật. Con người là do tinh cha huyết mẹ kết lại mà thành, cho nên bản thân mình là tinh hoa của hai khí Âm Dương. Mỗi người khi sống là hai khí Âm Dương hoạt động nơi toàn thân, khi mất rồi thịt da tiêu hết, hai khí Âm Dương không hề tiêu mất. Ấy bám trên người, Khí tụ nơi xương, xương người quá vãng không mất, cho nên khí của họ vẫn hoạt động.

Khi hạ táng, cần nhất tìm nơi âm trạch có Sinh Khí, làm cho Sinh Khí kết hợp với hai Khí Âm Dương tồn lưu trong cốt, bảo hộ cho thân nhân đang sống.

Kinh Thư nói: “Người mất rồi có Khí, Khí có thể cảm ứng, ảnh hưởng đến mọi người.” Thế nên sự cảm ứng giữa người sống và người đã khuất là có căn cứ thực sự. Ví như vào đời nhà Hán, quả chuông đồng ở cung Vị Ương kêu thành tiếng, thì núi chỗ đã khai thác đồng để đúc chuông nơi miền tây bị sụp đổ, chính là sự cảm ứng vậy. Lại như vào tiết trời xuân, cây cối bên ngoài đâm chồi khai hoa, thì các hạt lúa mạch để trong nhà cũng nảy mầm. Khí đi trên mặt đất, khi nó vận hành, tùy theo địa thế mà chạy. Khi tụ tập lại, cũng theo địa thế mà dừng chân. Cốt đá nơi núi non thung lũng, sống đất đột khởi nơi bình địa, đều là có Khí vận hành nơi đó. Kinh Thư nói: “Khí có gió thổi mà tản mát, gặp chỗ thủy dừng thì đứng tụ. Người xưa làm cho Khí dừng laị mà không để thất tán, dùng giới thủy hạn chế để cho nó không di chuyển đi mất, cái đó gọi là Phong Thủy. ” Phép tắc Phong thủy, được nước hàng đầu, có thể tích chứa gió là thứ hai. Tại sao lại nói vậy ? Bởi vì khi nó dừng lại thì lợi ích thịnh đạt lớn, nên đem khí tản mát các ơi mà tụ tập một chỗ.

Kinh Thư nói: “Thủy chảy trên mặt đất, gọi là Ngoại Khí.” Ngoại Khí dọc ngang là Giới Thủy, Nội Khí trong đất tự nhiên cũng theo đó mà dừng, nói dừng là ở ý này.

Kinh Thư lại nói: Cạn sâu được thừa, Phong Thủy tự thành. Đất là mẹ của Sinh Khí, có đất rồi mới có Khí. Khí là mẹ của Thủy, có Khí rồi mới có Thủy. Cho nên chôn tại nơi khô ráo nông cạn Khí cần nông, chôn tại nơi đất bằng Khí cần sâu.

Nguyên Tắc cơ Bản Của Phong Thủy Âm Trạch

1 . Rồng đến có thế , phát mạch từ xa

Việc lựa chọn âm trạch , đầu tiên phải xem thế đến của sơn mạch trên phạm vi vĩ mô . Trong phong thuỷ gọi núi đến từ xa là thế , núi ở nơi gần là hình , trước tiên bàn về thế sau bàn về hình , hình là do thế quyết định .Trong ” Táng thư . Nội thiên ” có ghi : “Thượng địa chi sơn , nhấp nhô liền giải , là đến từ trời . Như sóng nước , như ngựa phi , thế đến như bay , như long như loan khi cao lên lúc trũng xuống , như đại bàng bổ xuống , như con thú quỳ , vạn vật đều tuân theo ” .

Ở đây viết ” Thượng địa chi sơn ” là núi nơi mai táng , đặc điểm của nó là : núi non nhấp nhô trùng điệp , như từ trên trời kéo xuống , như vạn mã phóng bay , hình thành thế lai long , khí thế hùng vĩ “.Thầy phong thuỷ lại cho rằng : thế lai long lại uốn lượn uyển chuyển , là rất tốt cho sự hình thành sinh khí to lớn , cho nên trong ” Táng thiên . Nội thiên ” lại ghi : ” Địa thế nguyên mạch , sơn thế nguyên cốt , uốn lượn Đông Tây hoặc là Bắc Nam , ngàn thước là thế , trăm thước là hình . Thế đến hình dừng , là nơi toàn khí . Đất toàn khí an táng phù hợp ” . Chính vì thế rồng đến khí thế to lớn có ” Toàn khí ” cho nên có đặc điểm ” Đất cao nước sâu , cây cỏ tươi tốt ” . Các nhà phong thuỷ thường căn cứ vào thế lai long lớn nhỏ để xác định đẳng cấp phú quý , vì vậy trong ” Táng thư . Tạp thiên ” có ghi : ” Thế như vạn mã từ trên trời dẫn xuống , táng vương giả . Thế như sóng lớn núi non trùng điệp , táng thiên thừa . Thế như giáng long nước vòng mây lượn , táng tước lộc tam công . Thế như nhà cửa san sát , cây xanh tươi , táng khai phủ kiến quốc …” .

Không nói đến mối quan hệ giữa thế lai long lớn nhỏ và đẳng cấp phú quý , trong đó có nói đến núi non trùng điệp , nước vòng mây lượn , cây cỏ xanh tươi v.v …, rất rõ ràng đã thể hiện sự tìm kiếm của con người với môi trường tự nhiên đẹp đẽ .

Con người hy vọng rằng sau khi chết đi sẽ trở về trong lòng của đại tự nhiên , tìm kiếm môi trường táng địa lý tưởng là biểu hiện một loại quan niệm về môi trường của người cổ đại .

Thế của rồng đến thường có quan hệ với phát mạch xa xôi . Phát mạch của rồng đều ở nơi những dãy núi hội tụ , cho nên mới gọi là ” Lai long thiên lý ” , ý nói là huyệt vị phong thuỷ thường có quan hệ với đầu nguồn của long mạch , chỉ có sơn mạch to lớn mới có thể hình thành chi long dài rộng . Như vậy rồng mới có khí thế , huyệt cũng mới có sinh khí .

Trong phong thuỷ lấy quan hệ ” Tổ tông ” để biểu thị giữa can long ( rồng chính ) và chi long ( rồng nhánh ) . ” Địa lý giản minh ” có ghi : ” Nơi phát mạch của đại long phải là nơi gặp gỡ của núi cao đỉnh lớn , gọi là thái tổ ; từ đó mà xuống , lại có đỉnh cao , gọi là thái tông ; thế núi quanh co uốn khúc , lại có đỉnh cao , gọi là thiếu tổ . Từ đây núi thiếu tổ đi xuống , có cao có thấp , nhưng lấy tiết tinh thứ nhất đặt đằng sau đỉnh huyền vũ gọi là phụ mẫu ” . Vì vậy , khi xem thế núi phải xem kỹ hình thế của thái tổ , thái tông , thiếu tổ , thiếu tông , phụ mẫu , sau đó mới trên cơ sở núi phụ mẫu và dựa theo lý luận thai tức dựng dục của người để tìm nơi tồn tại của sinh khí , tức là tìm huyệt ..

2. Lớp lớp che chắn , từ xa đến gần Như trên đã nói hình thế to lớn của rồng có quan hệ với phát mạch từ xa , nhưng phát mạch từ xa không phải từ đầu đến cuối là một đường thẳng , mà phải có lớp lớp che chắn , có tầng tầng lớp lớp hộ vệ chủ mạch.

Đúng như trong ” Táng thư ” đã ghi : ” Thế như vạn mã từ trên trời rơi xuống , hình dáng như có từng lớp lang ” , hình pháp gia cho rằng núi mà không có che chắn thì chủ long sẽ cô đơn , che chắn càng nhiều càng cát tường , vì vậy ” Địa học giản minh . Long khai chương ” đã nói một cách tổng quát : ” Long như mở đường mà đi , là có lực nhất , kim thuỷ mão là trên , thuỷ tinh là thứ , phải có hình dáng như tấm che chắn , được như vậy mới tốt ” .

3 . Tứ cục phân minh , bát long hữu dị

Nhà phong thuỷ cho rằng , hình thế của lai long nhìn từ phía bên ngoài có thể chia làm năm loại : tức ” ngũ thế - chính thế , trắc thế , nghịch thế , thuận thế , hồi thế ” , cụ thể biêủ hiện là : ” Long Bắc phát triều Nam đến là chính thế . Long Tây phát Bắc làm huyệt , Nam làm triều , là trắc thế . Long nghịch thuỷ thượng triều , thuận thuỷ hạ thử là nghịch thế .

Thân long quay về núi tổ làm triều , là hồi thế ” . Hiển nhiên , đây là cách chia của phái hình pháp , lấy hình thế tự nhiên của thân núi để đánh giá lợi hại của môi trường âm trạch , trộn lẫn giữa quan niệm duy vật và duy tâm . Phái lý khí khi bàn về hình thế , chủ yếu dựa vào Ngũ tinh Bát quái và phương vị .

Nhà phong thuỷ căn cứ ngũ tinh ở trên trời đối ứng với ngũ hành của núi sông , cho rằng hình núi trên đất , dốc thuộc Mộc , nhọn thuộc Hoả , vuông thuộc Thổ , tròn thuộc Kim , dài thuộc Thuỷ . Lại dùng lý luận tương sinh tương hợp của ngũ tinh để suy đoán tài quan ấn lộc , dùng 24 sơn hướng để chỉ rõ hướng táng khác nhau .

Hướng Đông thuộc Mộc long , hướng Nam thuộc Hoả long , hướng Tây thuộc Kim long , hướng Bắc thuộc Thuỷ long . Gọi là tứ cục . Lại theo phép tăng giảm của Âm Dương , bốn loại long cục đều có phân Âm Duơng , bắt đầu là Âm long , thịnh là Dương long …

4 . Huyệt trường phân minh , huyệt hình đa dạng

Môi trường âm trạch về mặt vĩ mô phải là nơi khí thế to lớn , về mặt vi mô phải có huyệt trường rõ ràng . Phạm vi của huyệt trong phong thuỷ rất nhỏ thường gọi là ” Huyệt tám thước ” , là một miếng đất tấc vuông ” Thừa sinh khí , trú tử cốc ” , vả lại vị trí rất khó tìm chuẩn , vì vậy trong ca dao cổ có câu : ” Nhìn thế tìm long dễ , muốn biết huyệt điểm khó ” .

Các sách như ” Táng thư ” và ” Địa học giản minh ” đều cho rằng : nơi kết huyệt có liên quan với khí . Trong ” Địa học giản minh ” đã dùng lý luận thai tức dựng dục để bàn về tình hình kết huyệt của long mạch , trong sách ghi : ” Một tiết tinh phía sau đỉnh huyền vũ gọi là phụ mẫu , dưới phụ mẫu nơi mạch rớt xuống là thai , giống như nhận huyết mạch của cha mẹ làm thai vậy .Luồng khí phía dưới đó là tức vậy , lại bắt đầu từ đỉnh huyền vũ tinh diện là dựng , giống như hình thể có đầu mặt của thai nam nữ vậy , nơi dung kết huyệt là dục , giống như đứa con sinh thành từ thai mà dục vậy ” .

Có thể thấy rằng nơi kết huyệt tương đương với nơi người mẹ sinh con , cũng là khu vực Âm Dương giao cấu mà rất nhiều sách nói tới . Nghĩa là đã xem huyệt phong thuỷ là nữ âm , là nơi ” Lấy được khí ra , thu được khí đến ” , là nơi nhận được sự thai nghén , là nơi ” ém khí ” , ” dưỡng tức ” . Đồng thời cũng là nơi ” sinh dục ” , ” xuất thai ” .

Chính vì phong thuỷ cổ đại dùng nguyên lý thai tức dựng dục sinh sản của loài người để giải thích về ý nghĩa của huyệt phong thuỷ , đã làm cho huyệt phong thuỷ lấy tượng trưng là nữ âm , huyệt phong thuỷ được xem như là đất toàn khí , vì vậy con người khi lựa chọn đất ở , đất để chôn cất đều chọn đất có những điều kiện như vậy làm đất tốt nhất , điều này đã hình thành một khuynh hướng tình cảm lâu dài , đem lại một nội dung văn hoá đặc biệt .

Huyệt phong thuỷ đặc biệt nhấn mạnh : ” Có được sự tốt đẹp của thai tức dựng dục của tổ tông cha mẹ , lại có toàn khí dung kết … ” . Huyệt hình của huyệt phong thuỷ thường có sự khác nhau do địa hình cục bộ , vì vậy chia ra làm oa huyệt , kiềm huyệt , nhũ huyệt , đột huyệt .

Oa huyệt , theo như trong ” Táng thư ” là hình giống như tổ chim yến , chôn ở nơi lõm xuống , thường gặp ở nơi núi cao .

Kiềm huyệt , hình dáng giống như hai chân bắt chéo lên nhau như gọng kìm , còn gọi là khai cước huyệt , ở núi cao bình địa .

Nhũ huyệt , huyệt tinh mở ra , ở giữa có nhũ , còn gọi là huyền vũ huyệt , hoặc cũng gọi là nhũ đầu huyệt , ở bình địa núi cao .

Đột huyệt , tinh huyệt bằng , ở giữa nổi lên , còn gọi là bào huyệt . Theo ” Táng thư ” có hình nồi úp , đỉnh có nhiều kiểu , thường gặp ở bình địa .

5. Núi bao nước vòng , bốn mặt vây bọc

Môi trường âm trạch tốt hay xấu , ngoài long thế long cách , che chắn , huyệt trường như trên đã nói , còn phải xem núi sông bao bọc xung quanh có hữu tình không ,tức là có cấu thành một tiểu môi trường hoà hợp nhất trí không .

Thông thường cho rằng : ” Nơi có chính huyệt , núi phải trẻ , hướng trước mặt phải mở rộng , hình thế bốn bên phải chụm , gió phải kín , nước phải tụ … Sơn minh thuỷ tú phải mưa thuận gió hoà , đất trời sáng sủa , như một thế giới khác , thanh tịnh trong ồn ào , phồn hoa trong thanh tịnh , trông thấy là muốn nhìn , đến gần thấy lòng vui tươi , khí phải tích , tinh phải tụ ”

Đây là một đoạn văn nói về phương diện Phong thuỷ , mà cũng như là một đoạn văn miêu tả về mặt phong cảnh . Trong đó những yêu cầu phải tìm kiếm như ” Sơn minh thuỷ tú ” , ” Mưa thuận gió hoà ” , ” Thanh tịnh trong ồn ào ” , ” Đến gần thấy lòng vui tươi ” , đây cũng là ý tưởng tìm kiếm về cảnh đẹp thiên nhiên . ” Núi bao nước vòng ” trong phong thuỷ , chủ yếu là thể hiện bằng quan hệ giữa sơn và thuỷ . Về quan hệ giữa sơn và thuỷ , các nhà triết học tiền bối đã bàn đến từ lâu . Trong ” Chu lễ . Khảo công ký ” đã chỉ ra : “Địa thế của thiên hạ , giữa hai núi nhất định phải có sông . Bên sông lớn nhất định phải có đường đi “ , cũng có nghĩa núi và sông đồng hành với nhau .

Trong ” Quản thị địa lý chỉ mộng ” cũng có ghi : ” Nước đi theo núi , núi ngăn nước . Núi sông phân chia các khu vực , ngăn không cho vượt quá , tích tụ khí . Nước không có núi thì khí tan mà không thể tập trung , núi không nước thì khí hàn . Núi như nhà , nước như tường , ở nhà cao không có tường , không thể phòng vệ được . Núi là thực khí . Đất càng cao khí càng dày . Nước càng sâu khí càng lớn “. Có thể thấy rằng sơn và thuỷ dựa vào nhau để tồn tại , sơn là nội khí , thuỷ là ngoại khí , nội ngoại kết hợp mới có thể tạo thành một chỉnh thể hữu cơ mới có thể làm cho môi trường có sinh khí , mới có thể đạt được ” Sơn minh thuỷ tú ” , ” Mưa thuận gió hoà ” .

Về môi trường sơn thuỷ xung quanh huyệt trường thông thường được hợp thành được các địa hình như Sa , Thuỷ , Triều , Án . Trong đó Sa , Triều , Án đều là núi ở xung quanh huyệt . ” Địa học ” của Trầm Cảo đã nói về quan hệ giữa chúng như sau : “ Thuỷ nếu vòng vèo uốn khúc thì sa cũng xoay chuyển , sa và thuỷ nguyên là một nhà . Ôm sát hai bên huyệt như cánh ve sầu là long hổ . Thanh long là tên gọi cánh bên trái , bất kể thanh long hay bạch hổ , chỉ cần nước giữ được khí .

Giữa long hổ là minh đường , minh đường giống như ngực con người . Phía trước long hổ có án , án phải thấp bằng để có nhìn được xa ,nước chảy ngang bên trong gọi là trung đường , ngoài án phải có triều sơn , giống như chủ nghiêng mình đón khách “ . Có thể tóm tắt những ý chính của nội dung trên là : Sa thuỷ đồng hành với nhau .

Thanh long , bạch hổ là hai sa sơn bên trái bên phải . Ở gần phía trước huyệt là núi thấp gọi là án , ở xa phía trước huyệt là núi lớn gọi là triều ( có nghĩa là triều bái ) . Nơi nước uốn lượn chảy ra gọi là thuỷ khẩu , hai bên thuỷ khẩu phải có núi cao dựng đứng khép lại gọi là thuỷ khẩu sa . ” Núi của thuỷ khẩu phải cao và lớn , vòng mà khép lại , hình thế như vậy mới tốt ” .

Nước chảy ra phải chậm rãi uốn lượn , không được chảy nhanh , nếu không sẽ tổn sinh khí .

Vì vậy tại thuỷ khẩu càng nhiều lớp núi càng tốt , ” Hám long kinh ” có ghi : ” Cửa khẩu có ngàn trùng khoá chặt nhất định có vương hầu ở trong đó “ . thật ra yêu cầu ở đây vẫn là một loại môi trường tương đối độc lập , yêu cầu môi trường phải tĩnh mịch bình yên, tương đối độc lập với ngoại cảnh , nước chảy vòng vèo , lớp lớp khoá chặt , có cảm giác như lớp lớp che chắn .

Sự phân hợp của sơn thuỷ tạo thành môi trường lớn với núi bao nước vòng , kết hợp với sa , triều , án tạo thành môi trường nhỏ trấn giữ bốn mặt

Một Số Kiêng Kỵ Trong Âm Trạch

1.Kiêng kỵ theo

TÍCH HỢP ĐA VĂN HOÁ ĐÔNG TÂY CHO MỘT CHIẾN LƯỢC GIÁO DỤC TƯƠNG

LAI của Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương.

Bát sát hoàng tuyền:

-Kiền Long,kỵ dòng thuỷ từ Ngọ đến.

-Đoài Long,kỵ dòng thuỷ từ Tị đến.

-Ly Long,kỵ dòng thuỷ từ Hợi đến.

-Chấn Long,kỵ dòng thuỷ từ Thân đến.

-Tốn Long,kỵ dòng thuỷ từ Dậu đến.

-Khảm Long, kỵ hai dòng thuỷ từ Thìn,Tuất đến.

-Cấn Long,kỵ dòng thuỷ từ Dần đến.

-Khôn Long,kỵ dòng thuỷ từ Mão đến.

Thời gian kỵ (năm,tháng,ngày,giờ):

Khi chọn giờ an táng,cất nhà,khởi ốc,an các vị Thần Hoàng,các hình tượng tín ngưỡng…thì có những kiêng kỵ thời gian.

-Kiền Sơn kỵ thời gian(năm,tháng,ngày,giờ)Nhâm Ngọ.

-Đoài Sơn kỵ thời gian Đinh Tị.

-Ly Sơn kỵ thời gian Kỷ Hợi.

-Chấn Sơn kỵ thời gian Canh Thân.

-Tốn Sơn kỵ thời gianTân Dậu.

-Khảm Sơn kỵ thời gian Mậu Thìn,Mậu Tuất.

-Cấn Sơn kỵ thời gian Bính Dần.

-Khôn Sơn kỵ thời gian Ất Mão.

Kiếp sát:

-Các Sơn Tốn,Mùi,Thân có Kiếp sát tại Quý.

-Tuất Sơn Kiếp sát tại Sửu.

-Canh Sơn Kiếp sát tại Ngọ.

-Chấn,Cấn Sơn Kiếp sát tại Đinh.

-Giáp Sơn Kiếp sát tại Bính.

-Nhâm Sơn Kiếp sát tại Thân.

-Kiền Sơn Kiếp sát tại Mão.

-Bính Sơn Kiếp sát tại Tân.

-Tý Sơn Kiếp sát tại Tị.

-Tị,Ngọ Sơn Kiếp sát tại Dậu.

-Đinh,Dậu Sơn Kiếp sát tại Dần.

-Khôn,Hợi Sơn Kiếp sát tại Ất.

-Thìn,Dần Sơn Kiếp sát tại Mùi.

-Ất Sơn Kiếp sát tại Thân.

-Sửu Sơn Kiếp sát Thìn.

Kiếp sát có nghĩa là nếu toạ Sơn(tức phương gối đầu) là Sửu thì kiêng kỵ ở phương Thìn có sơn sa cao,nhưng nghiêng ngả,lệch vẹo,hoặc có nhiều đá gồ ghề,lởm chởm thì thế này là khá nguy hiểm.Nhưng nếu sơn sa đó lại ngay ngắn,tròn trịa,đẹp đẽ thì thế này không đáng sợ.

2.Kiêng kỵ theo ĐỊA LÝ ĐẠI TOÀN TẬP YẾU

Đằng sau đền miếu không an phần mộ,nếu không sau một thời gian dài con cháu sẽ ít dần.

Thập bất tương:

Một,đá xấu xí.

Hai,thuỷ chảy gấp như tranh giành.

Ba,chaỷ đến đến chỗ tận cùng.

Bốn đầu Long đơn độc.

Năm,Thần trước Phật sau.

Sáu,mộ trạch bỏ phế.

Bảy,núi đồi tán loạn.

Tám,sơn thuỷ bi sầu.

Chín chỗ ngồi lún sụt.

Mười,đầu Long và Hổ nhọn hoắt.

Tứ bất hạ:Bốn điều không nên hạ huyệt.

Một,nơi đỉnh đồi đỉnh núi.

Hai,nơi Long,Hổ giương mày.

Ba,chỗ trước sau có Quỷ kiếp.

Bốn,chỗ có tám phía gió thổi.

Thập hung.Mười điều hung:

Một gọi là Thiên bại,là nơi từng bị nạn hồng thuỷ tràn qua,Long thần bất an,nếu kết huyệt thi con cháu ly tán,bơ vơ.

Hai gọi là Thiên sát,là nơi từng bị sét đánh,Long thần kinh hãi sẽ khiến con cháu nghèo khó .

Ba gọi là Thiên cùng,lạc huyệt cô đơn mà Huyền vũ lè lưỡi,thuộc nơi đầu nguồn đuôi thuỷ,sẽ khiến con cháu cô đơn.

Bốn gọi Thiên khuynh,là nơi Minh đường nghiêng trôi,thuỷ không quy tụ,Long thần không trú,sẽ khiến gia chủ mất người,mất của.

Năm gọi là Thiên vệ,là nơi tám phía gió thổi tới ,Long thần không trú,sẽ khiến con cháu du thủ du thực,lười nhác.

Sáu gọi là Thiên thấp,là nơi Minh đường hôi hám,nhầy nhụa,Long thần không tốt,sẽ gây bệnh tật triền miên.

Bảy gọi là Thiên ngục,là nơi bên dưới có hang hố,không thấy ánh sáng,Long thần ám muội,sễ khiến người ngu muội.

Tám gọi là Thiên cẩu,là nơi ngoài khuỷu sơn,không có Long thần,hai bên Tả Hữu huyệt vị không có sơn phong hộ vệ,gió thổi thuỷ cuốn,sẽ khiến con cháu gian nghịch,bất hiếu.

Chín gọi là Thiên ma,là nơi đất đá chênh vênh không chắc,Long thần nông cạn,khiến người nông cạn.

Mười gọi là Thiên cô,là nơi da,lông khô lẻ,không tươi nhuận,khiến người thất bại. Còn có thuyết nói rằng:Lạc táng ở mộ cổ hoang phế đời con bị câm điếc.Lạc táng ở sau đền miếu,con cháu sẽ bị kiện tụng.Lạc táng ở nơi Sơn tiêu mộc khách,sẽ khiến con cháu tà dâm.

Nếu táng ở thùng đấu(nơi người ta lấy đất đóng gạch ngói)thì con cháu bị tật, sẹo.Nếu lạc táng bên đường không rõ ràng,nếu là hung phương thì người bị nạn về thừng chão,nếu tại cát phương cũng cát lợi.

3.Kiêng kỵ theo DƯƠNG TRẠCH ĐẠI TOÀN.

Gần nhà có mộ cũ còn khả dĩ,nếu lại thêm mộ mới,thì sẽ tổn hại đến nhân đinh.nói chung mộ phần không đặt ngay đằng trước nhà,vì trong vòng 30 mươi năm,số nhân khẩu sẽ chết quá nửa.

4.Kiêng kỵ theo ĐỊA ĐẠO DIỄN CA của Cụ TẢ AO.

Huyệt hung Minh Đường bất khai

Sơn tà thuỷ sạ hướng ngoài tà thiên

Táng xuống kinh sảng bất yên

Con cháu thường thường phát bệnh ốm đau.

Một Số Công Việc Khi An Táng Cho Người Bình Thường

Theo GS Nguyễn Hoàng Phương:

“Núi sông có linh thiêng mà không có chủ,còn hài cốt có chủ lại không có linh thiêng.Khí thiêng của sông núi tụ lại ,chung đúc khí tinh anh lại một chỗ,làm cho hài cốt ấm áp,trong sạch.Từ đó tinh khí đó truyền lại cho con cháu,thấm nhuần vào con cháu,và phát sinh được người tinh anh…”

“…Đại linh(Địa linh) thì hiếm,nên đối với người bình thường là đất đồi núi bình thường và họ-nếu có thể-cần phải tìm cách xác định lý khí (phương hướng) cho tốt,để con cháu có cơm no, áo ấm có cuộc sống bình an”.

Những điều cần tránh:

- “Một số kiêng kỵ trong Âm trạch”.

Theo thuyết Dương công ngũ khí cần phải tránh các khí :Cô hư,Diệu sát,Sai thố,Không vong.

Ngoài việc chọn được ngày giờ tốt ra cần phải tránh các thời gian theo sách “Thọ Mai gia lễ”:

Ngày có các sao xấu như:Giác,Cang,Đê,Tâm,Nữ,Nguy,Khuê,Mão,Sâm,Chuỷ,Tỉnh,Liễu,Tỉnh,Dực.Cần tránh liệm và an táng các ngày ,giờ:Dần,Thân, Tỵ Hợi (Kiếp Sát Trùng Tang).

Những việc cần làm :

-Cần xem quẻ (Nên xem theo phương pháp MAI HOA DỊCH SỐ,rất linh nghiệm với mộ) xem mộ cần an táng có được đất hay không để quyết định.

-Xem quẻ nơi định đặt.Xem có được đặt ở đó không để có quyết định đặt ở đó hay không.

-Xác định Toạ và Hướng để được khí BẢO CHÂU.

-Dùng La kinh đối chiếu các vị trí xung quanh với nơi đặt mộ xem có bị Bát sát,Hoàng tuyền,Kiếp sát…không

-Xác định thời gian an táng(lưu ý việc chọn được ngày giờ tốt rất quan trọng)

-Xác định độ nông,sâu cho phù hợp.

-Làm lễ tạ mộ.

LƯU Ý :

Để thực hiện được quá trình trên đây ,phải yêu cầu người thực hiện cũng phải hiểu được những điều cơ bản về Phong thuỷ.Biết được thế nào là Sơn,Hướng,Toạ…

Biết được thế nào là 60 mạch Thấu địa,72 mạch Xuyên sơn…Biết được thế nào Phùng châm,Chính câm.Biết xem quẻ.

TÓM TẮT :

-Cần tránh:Bát sát,Hoàng tuyền,Kiếp sát.Các khí không tốt: Cô hư,Diệu sát,Sai thố, Không vong.Các điều cần kiêng kỵ khác.Các ngày giờ không có lợi cho việc an táng.”Thầy” dởm hoặc không có lương tâm.

-Cần làm:Chọn được nơi phù hợp,xem quẻ để quyết định.Chọn được Hướng khí BẢO CHÂU.Chọn được ngày giờ tốt.Chọn được thầy Địa lý giỏi,có lương tâm.