Cách thắp hương của người Việt
Cách thắp hương của người Việt |
Khi thắp hương, khói hương bay lên giống như làn sóng truyền vào không gian. Lời khấn cầu của người thắp hương hòa vào làn khói hương truyền đến người nghe lời cầu. Trời Phật sẽ cảm nhận được ước nguyện của người cầu. Do vậy trong kinh Phật mới có bài kệ:
Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo.
Số nén hương thắp
Nên thắp mấy nén hương trên bàn thờ
Trong văn hóa thờ cúng của người Việt Nam, ta thường thấy khi thắp hương, mọi người thắp theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9, thậm chí là thắp cả bó mà không thắp hương theo số chẵn. Nguyên do có việc này là bởi người ta quan niệm việc thắp hương là việc người dương tưởng nhớ người âm, cúng dâng lễ vật với một lòng mong mỏi người âm phù hộ độ trì cho gia đình sức khỏe, may mắn, mọi sự hanh thông. Số lẻ lại biểu tượng cho tính dương, nên việc thắp hương theo số lẻ là đại diện cho người dương.
Có nhiều quan niệm khác nhau về con số các nén hương:
- 1 nén hương: Thể hiện lòng thành kính.
- 2 nén hương: Khi viếng linh cữu người chết và trong thời gian để tang, hoặc đốt cho người cõi âm (như các vong hồn), người ta thường thắp 2 nén hương.
- 3 nén hương: Con số 3 có nhiều quan niệm khác nhau hơn.
Đó có thể là: Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng); Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới); Tam thời (Quá khứ – Hiện tại– Tương lai); Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ) của nhà Phật. Điều này lý giải vì sao ở sân chùa thường có 3 đỉnh hương to.5
Ngoài ra, việc thắp ba nén hương mà người Việt hay làm còn thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ)
- 5 nén hương: Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo phong thủy là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
- 7 và 9 nén hương: Số 7 và số 9 tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu).
Việc thắp một nén hương và 3 nén hương là cách làm phổ biến ở các gia đình Việt Nam hiện nay. Buổi sáng người ta thường thắp một nén hương lên ông Thần Tài, ông Địa. Số 1 là số dương - ý chỉ là người sống thành tâm câu thần linh, cầu mong thần linh phù hộ cho người mua may bán đắt hay được an lành may mắn.
Ba nén hương là số hương phổ biến nhất, có thể áp dụng cho bất cứ dịp nào và ở bất cứ đâu. Trong tâm linh, số 3 là sự tượng trưng cho 3 giới Thiên (trời) – Địa (đất)- Nhân (người). Người dân Việt Nam hay chọn 3 nén để thắp hương vào ngày Tết, những dịp cúng giỗ, động thổ, cưới xin hay những khi tiến hành các việc quan trọng trong đời.
Trên thực tế, khi đi chùa, đền, các chùa hiện nay khuyến khích Phật tử chỉ nên thắp một nén hương (tâm hương), bởi việc thắp 3,5,7,9 nén hương đều giống nhau, không khác nhau về ý nghĩa. Thắp hương nhiều hay ít không quan trọng mà chủ yếu là ở tấm lòng của người hướng đến chư Phật. Hơn thế nữa, việc thắp một nén duy nhất sẽ tránh gây hỏa hoạn (hương đang cháy nếu cắm quá dày có thể bùng lửa) và ô nhiễm môi trường
Tư thế thắp hương
Trước khi thắp hương nên sắp xếp ổn thỏa những vật phẩm cúng dường như hoa, quả tươi, nước sạch... Khi thắp hương chú ý phong thái của bản thân phải đoan chính, nghiêm trang, không vội vàng, hấp tấp. Khoảng cách giữa chỗ đứng với bát hương vừa phải, không quá xa hoặc quá gần.
Khi lấy hương phải thận trọng, nhẹ nhàng, không nên để hương bị rơi vãi hoặc đổ xuống đất. Khi cắm hương, cố gắng dùng hai tay cắm để biểu thị sự kính cẩn. Nếu vị trí bát hương không thuận cho việc cắm bằng hai tay thì ta căm bang tay phải. Hương cắm cần ngay thẳng, tránh nghiêng lệch làm mất sự nghiêm trang, đồng thời làm cho cây hương dễ đổ hoặc đốm lửa giữa các nén hương cháy không đều, dễ bị tắt.
Hương tắt đang cúng là điềm gì?
Theo quan niệm dân gian hương đang tắt trong khi cúng ngoài lý do hương kém chất lượng, thắp hương tại nơi có nhiều gió... khi cầu cũng nếu hương tắt ở phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, bàn thờ... Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình. Hương tắt đoạn cuối là Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát... Thắp nén tâm hương đêm giao thừa bị tắt thì năm đó làm ăn chán hoặc gia cảnh lộn xộn... Nếu đang cúng lễ mà hương tắt thì cứ để thế mà châm lửa lại, đừng nhổ ra đốt và cắm lại mà trở thành hương thừa, mất gốc, câu cúng mất linh nghiệm. Nên thắp hương nơi kín gió để hương không bị tắt. Cắm hương cần ngay thẳng, tránh nghiêng, lệch kẻo cây hương đổ hoặc đốm lửa giữa các nén hương cháy không đều, dễ bị tắt. Trong thời tiết nồm ẩm có thể làm hương bị mốc. Hãy hóa trong thùng hóa vàng hoặc nơi đất sạch, tro đổ vào gốc cây hoặc nơi không có người đi lại giẫm lên được. Những đồ cúng lễ bằng kim loại không hóa được thì tìm chỗ cất kín, một thời gian sau sẽ chôn xuống nơi đất sạch hoặc thải bỏ bình thường.
Hóa chân hương
Vào dịp chiều 23 tháng Chạp hoặc khi bát hương quá đầy chân hương, ta cần làm thủ tục hóa chân hương. Khi hóa chân hương, cần để lại trên bát hương 3 hoặc 5 chân hương cũ. Hãy hóa trong thùng hóa vàng hoặc nơi đất sạch, tro để vào gốc cây hoặc nơi không có người đi lại, tránh trực tiếp giẫm lên. Những đồ lễ cúng bằng kim loại không hóa được thì cất một chỗ, ít thời gian sau sẽ chôn xuống nơi đất sạch hoặc thải bỏ bình thường.
Lời cầu khấn khi thắp hương
Khi thắp hương ở những nơi đường sá, đình miếu..., có khói hương lên như có lời mời. Lúc đó sẽ có các vong linh quanh đó kéo đến, người thắp hương phải khấn mời đích danh vong linh của người mình cầu về hiến hưởng thì mới được người đó, thần đó hiến hưởng và chứng giám. Nếu không có lời cầu khẩn thì lễ vật đó coi như vô chủ, ai hưởng cũng được. Thậm chí, thập loại cô hồn có thể kéo đến thụ hưởng.7